Với nền kinh tế đang hội nhập và phát triển như vũ bão hiện nay, nhu cầu về nhà ở của người dân cũng như nơi làm việc ngày càng tăng. Các khu chung cư, văn phòng nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt và làm việc của người dân. Bên cạnh sự phát triển tích cực đó, thì vấn đề xử lý nước thải cho các khu chung cư, cao ốc này cũng là việc hết sức quan trọng và cấp bách. Nếu như lượng nước thải từ các khu chung cư này không được xử lý một cách triệt để thì thải ra môi trường sống sẽ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và môi trường sống xung quanh.
I. Quy trình xử lý nước thải khu chung cư
Các quy trình xử lý chính trong trạm xử lý nước thải chung cư bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
- Bước 2: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
- Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
- Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng
- Bước 5: Xử lý bùn thải: bùn sinh ra từ bể lắng và bể lọc sinh học được bơm về bể ủ bùn, sau đó bùn được định kỳ hút bỏ. Lượng nước tách ra từ bùn được thu gom và bơm ngược lại bể gom và điều hòa
II. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Thành phần bã thải lớn, thành phần dinh dưỡng N, P cao, các chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.
– Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:
- Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong Bể Aerotank);
- Quá trình lắng bùn (diễn ra trong Bể lắng);
- Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại (diễn ra tại bể khử trùng).
– Nước thải của nhà máy được tách làm 3 nguồn:
- Nước thải xí tiểu: được thu gom và đưa về bể phốt trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải nhà bếp: được thu gom và đưa về bể tách mỡ để loại bớt dầu mỡ và các chất tẩy rửa trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải thoát sàn: được thu gom và tách rác trước khi đưa về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung.
1. Bể điểu hòa:
Làm cân bằng sự dao động dòng và nồng độ nước thải. Đồng thời bể điều hòa có tác dụng như một bể yếm khí. Tại đây các vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí khí sinh ra bám vào bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Nước thải từ bể điều hòa được đưa sang ngăn bơm để các bơm nước thải luân phiên hoạt động theo mức bơm trước khi vào các bể xử lý tiếp theo.
Bể điều hòa
2. Bể Anoxic
Có tác dụng phân hủy các hợp chất chứa N, P có trong nước thải sinh hoạt. Trong bể có lắp đặt máy khuấy chìm để khuấy trộn bùn liên tục, tăng hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng.
3. Bể Aerotank
Giai đoạn xử lý hiếu khí Aerotank là công đoạn xử lý triệt để nước thải. Bể làm việc liên tục, khuấy trộn hoàn toàn. Hệ thống sục khí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động mà còn có vai trò khuấy trộn dòng nước. Để tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính và nước thải, bể được trang bị lớp đệm vi sinh gấp nếp, hướng nước và khí qua đường zích zắc ở góc 60°.. Với bề mặt nhám của đệm vi sinh khoảng 250m2/01m3 thì diện tích bề mặt và khả năng dính bám của vi sinh vật được phát huy tối đa.
Bể Aerotank
4. Bể lắng
Dùng để tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Việc tách chất rắn/lỏng xảy ra bởi trọng lực. Hỗn hợp bùn/nước trong bể Aerotank được dẫn sang bể lắng theo nguyên tắc tự chảy. Nước thải được đưa qua các tấm lắng Lamen; nhờ trọng lực của bông cặn, hỗn hợp thải được phân ly ra làm ba pha riêng biệt (pha bùn cặn, pha huyền phù, pha nước trong). Do đó, việc phân tách hoàn toàn thể rắn và nước trong ra hai pha tách biệt; các hạt huyền phù, bông cặn có tỷ trọng lớn sẽ dễ dàng lắng xuống dưới đáy. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của thiết bị lắng và tự động được bơm tuần hoàn trở lại bể Aerotank. Phần bùn dư được bơm định kỳ sang bể chứa bùn.
Bể lắng
5. Bể khử trùng
Có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform có trong nước thải. Để ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh vào môi trường nước thải, bể nên được xử lý bằng Clo để khử trùng trước khi thải. Sau khử trùng nước đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường
6. Bể chứa bùn:
Bùn dư được phân hủy và chứa trong bể chứa bùn. Nước trong được quay trở lại bể điều hòa.
Bể chứa bùn
- Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt như: Johkasou (Nhật Bản), Basfat (Việt Nam), lọc sinh học… Tuy nhiên, chi phí lắp đặt hệ thống này thường cao, điều kiện tài chính của nhiều cơ sở không đáp ứng được. Doanh nghiệp đang thách thức chọn mô hình xử lý nước thải phù hợp, hiệu quả và tài chính.
- Công ty chúng tôi là một đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường đặc biệt là lĩnh vực xử lý nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng. Những kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian qua đã giúp Công ty chúng tôi đưa ra một mô hình xử lý nước thải sinh hoạt chuyên nghiệp, hiệu quả mà chi phí đầu tư ban đầu không cao. Mô hình này đã được ứng dụng ở nhiều doanh nghiệp trong nước và nhận được sự khen ngợi của khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ về: “Công Ty CPTM và Tự Động Hóa Nguyên Long“.
Địa chỉ: Đường 35 Mét, xóm 2 Nghi Ân, Tp Vinh, tỉnh Nghê An
Điện thoại:
Công Ty: 02386.262.468.
Tư Vấn: 0985.044.687.
Kinh doanh: 0943.108.268.
Email: nguyenlongautotech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com.
Website: https://nguyenlongautotech.com/