Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những thế mạnh của nước ta. Mỗi năm, ước tính lượng thủy sản như tôm, cá xuất đi thế giới đạt con số khá cao. Bản chất nước thải từ hoạt động nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chủ yếu chứa hàm lượng rất cao chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan (chủ yếu là ni tơ và photpho), chất hữu cơ lơ lửng và có thể tồn dư kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn hoặc các loại vi khuẩn gây bệnh.
1. Mô hình xử lý nước thải bằng sử dụng hệ sinh vật
Được xem là phương pháp an toàn nhất khi sử dụng các loài sinh vật, vi khuẩn có lợi sản sinh ra một số chất có thể làm phân hủy các tạp chất, thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi tôm, cá. Tùy vào từng loại vi khuẩn mà quy trình phân hủy khác nhau
- Quá trình hiếu khí: Là quá trình phân hủy các chất trong điều kiện có oxy nhờ các sinh vật hiếu khí
- Quá trình kỵ khí: Xảy ra nhờ các sinh vật kỵ khí ở tầng bùn khi không có oxy
- Mô hình xử lý nước thải bằng cách sử dụng hệ động vật
Một số mô hình, khách hàng thường nuôi thêm ngao, sò trong các đầm nuôi tôm, cá. Mục đích của phương pháp này là sử dụng các động vật đó để tiêu diệt các sinh vật phù du sống dưới đáy hồ
2. Xử lý nước thải hồ tôm, cá bằng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Nước thay và nước xi phông được tách khỏi các chất lửng lơ bằng thiết bị lọc trống. Sau đó, nước thải sẽ được đưa đến bể xử lý sinh học. Tại đó, các bể lọc sinh học cùng các giá thể sinh lơ lửng sẽ được sục khí tích cực. Điều này là nhờ vào một lượng lớn vi sinh vật hoạt động trong bùn. Chúng sẽ thực hiện chuyển hóa các loại hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ vô hại hoặc sinh khối các loại vi khuẩn.
Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Nước thải sau khi qua khỏi bể lọc sinh học sẽ được chuyển đến bể lắng để tách bùn. Tiếp đến sẽ được chuyển qua bể khử trùng để diệt khuẩn. Cuối cùng có thể tiếp tục tuần hoàn để tái sử dụng hoặc xả ra môi trường. Lượng bùn đọng lại trong các bể lắng sẽ được thu gom xử lý hoặc ứng dụng trồng cây.
Phương pháp này thường áp dụng với hệ thống nuôi tôm lớn, cần xử lý nước thải khối lượng cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thường khá lớn, đòi hỏi người vận hành có chuyên môn kỹ thuật mới áp dụng được.
3. Áp dụng công nghệ Biofloc (hoặc Semi-biofloc) để xử lý nước thải hồ tôm, cá
- Nguyên lý của công nghệ này là do cơ thể của vi khuẩn dị dưỡng được cấu tạo bởi tỷ lệ C:N khoảng 4:1, do vậy với sự hiện diện của hàm lượng nitơ cao trong ao nuôi thì chỉ cần cung cấp nguồn carbon bể ngoài vào hồ nuôi thì vi khuẩn dị dưỡng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, lấn át sự phát triển của tảo, làm sạch nước ao giúp hạn chế tối đa được việc thay nước và làm giảm lượng nước thải phát sinh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn phát sinh một lượng nước xi phông nhỏ và cần có các biện pháp xử lý bể sung để xử lý triệt để lượng thải này.
- Ưu điểm: Đảm bảo an toàn sinh học; Giảm chi phí sản xuất nhờ giảm hệ SỐ chuyển để thức ăn FCR và không thay nước nên tiết kiệm được chi phí vận hành.
- Nhược điểm: Đòi hỏi phải có chuyên môn sâu về nguyên lý kỹ thuật và cách vận hành của công nghệ Biofloc; Nhu cầu về điện cao, phải đảm bảo luôn có nguồn điện dự phòng; Phải áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung để xử lý lượng nước thải từ quá trình xi phông.
công nghệ Biofloc để xử lý nước thải tại nguồn
4.Xử lý nước thải hồ tôm, cá bằng cá rô phi
Để áp dụng cách này, bạn cần thiết kế một hệ thống bể lọc gồm 2 ao nuôi cá rô phi và 1 ao cỏ rong. Quy trình như sau:
- Nước thải được chuyển qua xi phông từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc. Điều này nhằm tách riêng các hợp chất hữu cơ. Sau đó, nước sẽ chảy xuống ao cá rô phi 1. Cá sẽ ăn phần chất thải hữu cơ còn lại, và các chất lơ lửng sẽ lắng lại một lần nước.
- Sau đó, nước sẽ tiếp tục chảy xuống ao cá thứ 2. Tiếp tục quy trình như ao 1. Khâu cuối là nước từ ao cá thứ 2 sẽ chảy qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây, các loại vi sinh vật, thực vật sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Và giúp ngăn chặn các chất lơ lửng, hạn chế tảo phát triển.
Một cách tiết kiệm hơn đó là nuôi chung tôm với cá rô phi trong cùng 1 ao. Cá rô phi sẽ trực tiếp ăn phần thải của tôm.
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng cá rô phi
Trên đây là các cách xử lý nước thải hồ tôm, cá đã được chứng nhận hiệu quả hiện nay. Hy vọng thông tin đã phần nào giúp bạn giải quyết được những khó khăn trong quá trình chăn nuôi tại cơ sở của mình. Nếu cần tư vấn hoặc đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín hãy lên hệ với chúng tôi. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho bạn.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ về: “Công Ty CPTM và Tự Động Hóa Nguyên Long“.
Địa chỉ: Đường 35 Mét, xóm 2 Nghi Ân, Tp Vinh, tỉnh Nghê An
Điện thoại:
Công Ty: 02386.262.468.
Tư Vấn: 0985.044.687.
Kinh doanh: 0943.108.268.
Email: nguyenlongautotech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com.
Website: https://nguyenlongautotech.com/