Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, các cơ quan nhà nước đã vào cuộc và siết chặt hơn về vấn đề môi trường. Xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách là vấn đề các cá nhân, hộ gia đình, các khu công nghiệp và làng nghề cần phải quan tâm. Công ty Nguyên Long sẽ giới thiệu cho các bạn một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Công nghệ AAO xử lý nước thải sinh hoạt
- AAO là viết tắt củaAnaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn Theo công nghệ AAO là một hệ thống xử lý nước thải khép kín, hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên, sử dụng công nghệ vi sinh yếm khí, hiếu khí, thiếu khí kết hợp với khử trùng nước thải. Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO đã được lý thuyết và thực tiễn chứng minh có các ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống xử lý nước thải khác, đó là:
– Xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
– Tiết kiệm diện tích đất sử dụng
– Thời gian lắp đặt ngắn.
– Vận hành đơn giản và ổn định
– Chi phí vận hành thấp
– Tuổi thọ công trình lớn
– Quá trình vận hành, bảo hành, bảo dưỡng rất ít.
Công nghệ sử lý nước thải AAO
2. Công nghệ MBBR xử lý nước thải sinh hoạt
- MBBR là từ viết tắt cho cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor. Đây là quá trình xử lý nhân tạo thông qua việc ứng dụng các vật liệu trong làm giá thể cho các vi sinh bám dính vào để sinh trưởng và phát triển. Vật liệu làm giá thể ở đây phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước để bảo đảm được điều kiện lơ lửng. Nhờ vào các thiết bị thổi khí và cánh khuấy, các giá thể này sẽ hoạt động không ngừng trong toàn thể thích bể.
- Vi sinh sẽ bám và tạo thành một lớp màng trên bề mặt giá thể làm tăng hiệu quả xử lý BOD, COD lên gấp 1,5 – 2 lần so với công nghệ truyền thống. Lớp màng này phụ thuộc vào loại giá thể sử dụng trong bể MBBR. Khi lớp màng vi sinh xuất hiện sẽ tạo môi trường hình thành nhiều chủng vi khuẩn. Lớp trong cùng của giá thể do không nhận được oxy nên chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Lớp ở giữa sẽ hình thành chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh khử Nitrat thành khí N2. Lớp ngoài cùng do tiếp xúc được nhiều với oxy nên hình thành chủng vi khuẩn hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý amoni trong nước thải.
Ưu điểm của công nghệ MBBR:
- Tiết kiệm diện tích xây dựng
- Hiệu quả xử lý BOD cao
- Quá trình vận hành đơn giản
- Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp
- Mật độ vi sinh trong bể sinh học cao
- Chịu được tải trọng ô nhiễm cao.
3. Công nghệ SBR xử lý nước thải sinh hoạt
– Công nghệ xử lý nước thải SBR (Sequence Batch Reactor) là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ, diễn ra trong cùng một bể (bể SBR). Bể SBR hay còn gọi là bể phản ứng theo mẻ vừa có chức năng giống bể xử lý sinh học, vừa có chức năng là lắng bùn để thu nước trong ra ngoài. Gồm 2 phần: bể Selector và bể C-tech.
- Bể Selector: nguồn nước thải sẽ được xử lý sơ bộ tại bể Selector.
- Bể C-tech: tiếp nhận nước thải sau khi đã qua bể Selector. Tiến hành các quá trình xử lý chính loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.
– SBR sẽ hoạt động theo chu kỳ khép kín với 5 pha chính bao gồm pha làm đầy, pha phản ứng, pha lắng, pha rút nước, pha nghỉ. Đây là giải pháp công nghệ đạt hiệu quả cao trong xử lý nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và nồng độ cao các chất dinh dưỡng (N, P), sử dụng ít năng lượng hơn, dễ kiểm soát các sự cố xảy ra, ít tốn diện tích, tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng hệ thống xử lý, phù hợp với nhiều công suất…
4. Công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ MBR (Membrane Bio – Reactor) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với phương pháp sinh học hiếu khí. Trong bể màng MBR vẫn duy trì bùn hoạt tính lơ lửng, nước thải được tách bùn bằng các lỗ màng có kích thước từ 0,01 – 0,4 μm. Màng còn đóng vai trò như một giá thể cho vi sinh vật dính bám tạo nên lớp màng vi sinh vật, làm tăng bề mặt tiếp xúc pha, tăng cường khả năng phân huỷ sinh học.
Quá trình màng MBR không cần phải xây thêm bể lắng bùn sinh học, nên tiết kiệm diện tích, giảm được chi phí xây dựng, thiết bị và vận hành. Ngoài ra, do nồng độ bùn trong bể cao nên sẽ làm giảm khả năng nổi của bùn, tăng hiệu quả xử lý bùn hoạt tính. Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất, đó là: Sợi rỗng (HF); Xoắn ốc; Dạng phẳng; Hộp lọc; Dạng ống.
Ưu điểm của công nghệ MBR:
- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
- Chất lượng nước đầu ra không còn vi khuẩn do đã được loại bỏ bằng màng lọc
- Tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng
- Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động
- Lượng vi sinh trong bể MBR cao
- Thời gian lưu bùn của hệ thống lâu
- Tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30 %
Công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt
Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, công ty chúng tôi không chỉ là đơn vị hỗ trợ tư vấn giải pháp sử dụng nước mà còn là đơn vị hỗ trợ thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho các dự án vừa và nhỏ. Công ty chúng tôi cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ về: “Công Ty CPTM và Tự Động Hóa Nguyên Long“.
Địa chỉ: Đường 35 Mét, xóm 2 Nghi Ân, Tp Vinh, tỉnh Nghê An
Điện thoại:
Công Ty: 02386.262.468.
Tư Vấn: 0985.044.687.
Kinh doanh: 0943.108.268.
Email: nguyenlongautotech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com.
Website: https://nguyenlongautotech.com/